|
|
Chat Skype
Chat Facebook
Chat Zalo
Tải Brochure
Ngôn ngữ:
Vietnamese English Korea Japan
GAM CÒN NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ, BỞI CHÚNG TÔI:
"Chỉ nói về những gì mình có và cam kết những gì mình có thể làm!"
Ngày cập nhật: 01/11/2018Thuộc nhóm: Tin tức kế toán

Trả lời các câu hỏi của đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn ngày 31/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, có những cá nhân lập nên doanh nghiệp để lợi dụng buôn bán hóa đơn và rút tiền hoàn thuế của Nhà nước. 

“Nhiều doanh nghiệp đã bị phát hiện và chúng tôi phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan công an xử lý nghiêm một số vụ. Chúng ta đã có hành lang pháp lý, Nghị định số 51/2010 quy định về hóa đơn, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và Nghị định số 109/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết. 

Về giải pháp, vừa qua Bộ Tài chính đã kiến nghị và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 119 tháng 9 năm 2018 quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ. Trên thực tế, mấy năm vừa qua Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ các giải pháp như kê khai, nộp thuế, hoàn thuế hóa đơn điện tử. Hiện các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã có ý thức chấp hành pháp luật về thuế, bán hàng hóa có xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng bán hàng không xuất hóa đơn và để khắc phục tình trạng này, ngoài công tác thanh tra, kiểm tra Bộ Tài chính tổ chức thực hiện tốt Nghị định 119 về hóa đơn điện tử. 

Thứ hai, tập trung sửa đổi Luật Quản lý thuế, trình Quốc hội tại kỳ họp này. Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người dân hiểu về việc mua hàng hóa dịch vụ phải được cung cấp hóa đơn, chứng từ. Thực tế nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế sử dụng quá nhiều tiền mặt. 

Thứ tư, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác để tăng cường giải pháp đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế và vi phạm pháp luật về hóa đơn. 

Liên quan đến câu hỏi của đại biểu Quách Thế Tản (Hòa Bình) về quản lý, sử sụng đất trước và sau cổ phần hóa, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin, trước năm 2011 đất thuê trả tiền hàng năm phải tính giá trị vị trí địa lý và giá trị doanh nghiệp. Từ năm 2011 đến nay, Luật Đất đai năm 2013 đã điều chỉnh lại việc tính tiền thuê đất sát với thị trường. Trên thực tế, một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã lợi dụng chính sách quản lý đất đai của nhà nước như việc di dời cơ sở ô nhiễm ra khỏi nội đô để chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không để thu hồi, để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 126 về chuyển công ty nhà nước về công ty cổ phần và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Theo đó, phương án sử đụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm cổ phần hóa. Sau thời điểm cổ phần hóa thì công ty cổ phần phải thực hiện quản lý và sử dụng đất của doanh nghiệp theo đúng mục đích và phương án đã được phê duyệt. Trường hợp chuyển đổi mục đích đất thì phải được thu hồi để đấu giá theo quy định. 

Trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Sỹ Diễn (Thanh Hóa) về thực trạng và giải pháp thu hồi nợ thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, qua thực hiện các biện pháp theo quy định của Luật Quản lý thuế, năm 2016 đã thu được 40.049 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ; năm 2017 thu được 44.773 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và 9 tháng năm 2018 thu được 25.382 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ đọng thuế trên tổng thu nội địa giảm dần qua các năm. Năm 2016 là 8,5%, cuối năm 2017 còn 7,6% và tính đến cuối tháng 9 năm 2018 còn 7,5%. Tỷ lệ nợ đọng thuế có khả năng thu trên tổng thu nội địa cũng giảm mạnh, năm 2016 là 5,6%, năm 2017 là 4,4% và cuối tháng 9/2018 còn 4,3%. Nếu tỷ lệ này của các nước trong khu vực ASEAN là khá cao, bình quân là 8,5%, các nước OECD là 9,2% thì Việt Nam khoảng 7,5%. 

Tuy nhiên, tổng số nợ thuế hiện nay còn rất lớn. Tính đến cuối tháng 9/2018 là 82.961 tỷ đồng, trong đó nợ thuế không có khả năng thu hồi chiếm 42,1%, tăng 11% so với 31/12/2017. Nguyên nhân nợ thuế chủ yếu do người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, giải thể phá sản và không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang rà soát và báo cáo Quốc hội về xử lý nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi.

(Theo Tong Cuc Thue)

CÁC TIN TỨC KHÁC
Tổng cục Thuế thông báo Kết quả kỳ thi và phúc khảo kết quả thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế năm 2018 (31/10/2018)
Cách hạch toán hàng nhập khẩu (30/10/2018)
Bỏ hóa đơn in, dùng hóa đơn điện tử: lợi thì có lợi (30/10/2018)
Thông báo về việc chủ động hoàn thiện số liệu 2018 (29/10/2018)
Giá thành nhiều công đoạn (29/10/2018)
Giá thành công trình xây dựng (29/10/2018)
Tổng cục Thuế họp báo chuyên đề về Hóa đơn điện tử (29/10/2018)
Tổng cục Thuế họp báo chuyên đề về Hóa đơn điện tử (29/10/2018)
Quản lý thuế thương mại điện tử khó nhưng không phải không thực hiện được (29/10/2018)
Hộ kinh doanh, doanh nghiệp chuyển sang hóa đơn điện tử trong 24 tháng (29/10/2018)
Thông báo từ GAM
Tin tức kế toán
Nghiệp vụ kế toán
2010-2020 © Copyright Gam software co.,LTD. All rights reserved
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà HUD3 Tower, số 121-123 Tô Hiệu, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Phiên bản mới nhất được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận số: 4178/2017/QTG, ngày 25/08/2017
và là một sản phẩm của Công ty TNHH Phần mềm GAM
Hãy Like trang hỗ trợ để cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm
LIÊN HỆ
Email: info@gamsoft.net
MẠNG XÃ HỘI