|
|
Chat Skype
Chat Facebook
Chat Zalo
Tải Brochure
Ngôn ngữ:
Vietnamese English Korea Japan
GAM CÒN NHỮNG ĐIỂM HẠN CHẾ, BỞI CHÚNG TÔI:
"Chỉ nói về những gì mình có và cam kết những gì mình có thể làm!"
Ngày cập nhật: 13/11/2018Thuộc nhóm: Tin tức kế toán

Sáng 8/11, Quốc hội đã nghe Chính phủ trình dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Bên lề phiên họp, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) của Quốc hội về những nội dung đang được quan tâm tại dự thảo luật này.

PV: Xin ông cho biết khái quát về những nội dung mới của dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) vừa được trình ra Quốc hội?

Ông Nguyễn Hữu Quang: Luật Quản lý thuế (sửa đổi) lần này được sửa đổi khá toàn diện, phạm vi sửa đổi rộng, bổ sung nhiều nội dung mới, quan trọng. Trong đó, có các nội dung như: quy định về khoanh nợ, xóa nợ thuế; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan liên quan trong quản lý thuế; quy định về sử dụng hoá đơn điện tử; về đăng ký thuế; khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế; thanh tra, kiểm tra thuế và các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân phủ pháp luật thuế của người nộp thuế; hoàn thiện các quy định về cưỡng chế nợ thuế; xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết và với hoạt động thương mại điện tử...

Những nội dung mới này không chỉ khắc phục những bất cập, hạn chế trong luật hiện hành mà còn tập trung hoàn thiện thể chế quản lý thuế, cải cách hành chính, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tiếp cận các thông lệ quốc tế; tạo cơ sở để xây dựng hệ thống quản lý thuế hiện đại; áp dụng rộng rãi thuế điện tử, giao dịch điện tử công khai, minh bạch.

PV: Một trong những nội dung mới được quan tâm tại dự thảo là quy định về khoanh nợ thuế, nhằm đánh giá cụ thể hơn số nợ đọng về thuế. Xin ông cho biết cơ quan thẩm tra đánh giá thế nào về nội dung này?

Ông Nguyễn Hữu Quang: Dự thảo luật bổ sung quy định về khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với các đối tượng người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp (DN) chờ giải thể, DN mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... được khoanh nợ thuế. Theo Chính phủ, quy định này được đánh giá là phù hợp với thực tế, khi mà nợ do phạt chậm nộp cao, dẫn đến nợ đọng lớn, trong khi nợ này là nợ ảo, không có khả năng thu hồi.

 

Đa số ý kiến trong UBTCNS nhất trí với dự thảo luật. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, để bảo đảm sự bình đẳng của người nộp thuế và đặc biệt không “ưu đãi” khoanh nợ tiền thuế đối với các đối tượng có dấu hiệu trốn thuế hoặc vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, đề nghị không tiến hành khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp đối với các trường hợp là "người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể,..."; "người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh…"; "người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh…".
PV: Liên quan đến nợ thuế, dự thảo luật cũng sửa đổi quy định về thẩm quyền xóa nợ thuế. Việc sửa đổi quy định này có phù hợp hay không, thưa ông? 

Ông Nguyễn Hữu Quang: Luật Quản lý thuế hiện hành quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xóa nợ thuế từ 10 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên để cải cách thủ tục hành chính, dự thảo quy định tập trung thẩm quyền xóa nợ cho Bộ trưởng Bộ Tài chính và cơ quan quản lý thuế. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính được xóa nợ từ 5 tỷ đồng trở lên; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan được xóa nợ từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng; bổ sung quy định phân cấp cho cục trưởng cục thuế, cục trưởng cục hải quan xóa nợ đối với trường hợp nợ dưới 1 tỷ đồng. 

Nội dung này được UBTCNS nhất trí. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung quy định về trách nhiệm công vụ đối với người có thẩm quyền xóa nợ tiền thuế tiền chậm nộp, tiền phạt, nhằm hạn chế việc lợi dụng, móc ngoặc giữa người nộp thuế và người có thẩm quyền xóa nợ gây thất thu NSNN; đồng thời nâng cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xóa nợ. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng nên giao thẩm quyền xóa nợ cho chính quyền địa phương (tỉnh, huyện) để tránh việc cơ quan quản lý thuế vừa là người thu thuế, vừa là người có thẩm quyền xóa nợ thuế. Theo tôi, vấn đề quan trọng không phải là thẩm quyền, số tiền xóa nợ bao nhiêu, mà quan trọng là quy trình, thủ tục, nguyên tắc để thực hiện phải chặt chẽ, cụ thể, để việc xóa nợ được khách quan, minh bạch. 
Riêng về quy định xóa nợ liên quan đến số nợ tiền đất (bao gồm cả tiền sử dụng đất) trên 10 năm có thể rất lớn và biện pháp thu hồi Giấy phép kinh doanh sẽ tương đối đơn giản cho DN để được xóa toàn bộ số nợ tiền sử dụng đất, gây thất thu NSNN. Do vậy, UBTCNS đề nghị không nên điều chỉnh nội dung này đối với các khoản thu từ đất. Một số ý kiến cho rằng, việc xác định các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không có khả năng thu hồi chưa được định lượng rõ ràng, thời gian 10 năm có thể dẫn đến việc lợi dụng, trốn thuế trong khi người nộp thuế vẫn còn tài sản. Do vậy, đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng đề nghị Chính phủ cần đánh giá, làm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng số nợ đọng không có khả năng thu hồi lớn, nhưng không thực hiện biện pháp xóa nợ theo các quy định của pháp luật và đề xuất cơ chế để cụ thể hóa ngay trong dự thảo luật sửa đổi lần này. 

PV: Ngoài ra, còn có những nội dung lớn nào UBTCNS đang đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện, thưa ông? 

Ông Nguyễn Hữu Quang: Nhìn chung, chúng tôi đánh giá Chính phủ đã nghiêm túc, chủ động tiếp thu cơ bản các nội dung và chỉnh sửa trong dự thảo luật. Do vậy, UBTCNS cơ bản đồng tình với nhiều nội dung trong Tờ trình của Chính phủ và chúng tôi đã báo cáo Quốc hội về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau.

Trong quá trình xây dựng dự thảo luật, ban soạn thảo đã rà soát hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý thuế ở các luật chuyên ngành. Tuy nhiên, tôi cho rằng cần tiếp tục rà soát để bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với các luật hiện hành như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Kế toán, Luật Thanh tra, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Tố cáo, Luật Doanh nghiệp..., đặc biệt là các nội dung liên quan đến thẩm quyền của các cơ quan như: Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước và các quy định về xử phạt hành chính về thuế.

PV: Xin cảm ơn ông!

(Theo Thoibaotaichinh)

CÁC TIN TỨC KHÁC
Phần mềm kế toán GAM và hóa đơn điện tử (10/11/2018)
Cách đặt lịch hẹn hỗ trợ phần mềm kế toán GAM (09/11/2018)
Cách định khoản vé máy bay với đại lý vé máy bay (09/11/2018)
Bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính về hóa đơn điện tử (08/11/2018)
Khuyến mãi gia hạn nhiều năm tài chính (04/11/2018)
Doanh nghiệp mất 1 tháng 10 ngày để nộp thuế và bảo hiểm (03/11/2018)
Bộ Tài chính phối hợp cơ quan công an xử lý nghiêm doanh nghiệp buôn bán hoá đơn (01/11/2018)
Tổng cục Thuế thông báo Kết quả kỳ thi và phúc khảo kết quả thi cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế năm 2018 (31/10/2018)
Cách hạch toán hàng nhập khẩu (30/10/2018)
Bỏ hóa đơn in, dùng hóa đơn điện tử: lợi thì có lợi (30/10/2018)
Thông báo từ GAM
Tin tức kế toán
Nghiệp vụ kế toán
2010-2020 © Copyright Gam software co.,LTD. All rights reserved
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà HUD3 Tower, số 121-123 Tô Hiệu, Phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Phiên bản mới nhất được Cục bản quyền tác giả cấp Giấy chứng nhận số: 4178/2017/QTG, ngày 25/08/2017
và là một sản phẩm của Công ty TNHH Phần mềm GAM
Hãy Like trang hỗ trợ để cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm
LIÊN HỆ
Email: info@gamsoft.net
MẠNG XÃ HỘI